Phương đông auto

Phục vụ tất cả các ngày trong tuần


HOTLINE 24/24h : (024)85.8765.99 - 0985.546.546

0 - Giỏ hàng của tôi
Chào mừng quý khách đến với website Phuongdongauto.net. phuongdongauto.com Phương Đông Auto cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, rẻ nhất. Xin cảm ơn
Xem tin tức

Toyota ngừng sản xuất tại Việt Nam vì những lý do gì? (Đăng lúc : 09:22 07/06/2015 - Số lượt xem : 1,998)

(Phuongdongauto.net) - Toyota ngừng sản xuất tại Việt Nam vì những lý do gì? phải chăng là sự nội địa hóa sản phẩm thấp, các vấn đền liên quan như ưu đãi doanh nghiệp thấp.

Trong buổi tống kết hoạt động 2014 diễn ra đầu tháng 4, trả lời câu hỏi của phóng viên về hoạt động của Toyota Việt Nam (TMV) sau năm 2018, thời điểm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN bằng 0%, Tổng giám đốc Yoshihisa Maruta cho biết:  “Thuế nhập khẩu trong ASEAN giảm xuống 0% vào năm 2018 là một vấn đề lớn. Trong VAMA, TMV cũng như các nhà sản xuất khác đều đối mặt với quyết định tiếp tục sản xuất hay chuyển sang nhập khẩu”.

 

Theo ông Maruta, TMV và các doanh nghiệp khác đang chờ chính sách cụ thể từ chiến lược phát triển công nghiệp ôtô đến năm 2025, tầm nhìn 2035.

Có nhiều lý do để dẫn đến việc này. Theo ông Maruta, để đưa vào sản xuất một mẫu xe mới cần có 3 năm chuẩn bị, và năm 2015 này chính là thời điểm cần quyết định xem có nên tiếp tục mở rộng sản xuất hay không vào năm 2018.

Trong năm 2014, TMV đã đầu tư 19 triệu USD, nâng tổng số đầu tư kể từ 1996 đến nay lên 154 triệu USD. Tuy nhiên số tiền đầu tư mới chủ yếu được dùng nâng cấp sản xuất thế hệ mới của các xe hiện tại, trong khi đó, việc cần thiết để hạ gía thành sản phẩm là tăng tỷ lệ nội địa hoá lại không được chú trọng.

So với con số hàng nghìn linh kiện cho mỗi chiếc ôtô, xe Toyota lắp tại Việt Nam mới có 270 chi tiết được nội địa hoá, với 18 nhà cung cấp. Trước đây, TMV từng công bố mẫu xe Innova đạt tỷ lệ nội địa hoá gần 40%, tuy nhiên trong cuộc họp tổng kết, ông Maruta đã từ chối nêu chi tiết tỷ lệ nội địa hoá của xe Innova cũng như các xe khác hiện nay. 

Ngay cả khi TMV là doanh nghiệp có thị phần xe du lịch (dưới 9 chỗ) lớn nhất Việt Nam, theo ông Maruta, nói một cách hơi quá lên là nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Thái Lan vào Việt Nam còn rẻ hơn lắp ráp. Nguyên nhân chi phí nhập khẩu, vận chuyển linh kiện từ Thái Lan hay Indonesia về Việt Nam rồi gỡ ra lắp lại rất tốn kém. 

Thêm vào đó, ông cũng đề cập tới Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, được Thủ tướng Chính phủ ban hành giữa năm ngoái. Chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2020 tổng sản lượng xe lắp ráp trong nước đạt 225 nghìn chiếc, chiếm 67% nhu cầu trong nước. Ông Maruta cho rằng đã có chiến lược tổng thể, nhưng TMV cũng cũng như các nhà sản xuất khác đang trông vào những chính sách cụ thể từ các cơ quan quản lý để đưa ra các quyết định.

“Để trả lời câu hỏi “Toyota có tiếp tục sản xuất hay không?” chúng tôi cần đợi chính sách cụ thể được ban hành dựa trên chiến lược tổng thể”, ông Maruta nói. “Nếu không có những kế hoạch triển khai cụ thể, tất cả các nhà sản xuất trong nước sẽ gặp khó khăn”.

PHƯƠNG ĐÔNG AUTO (st)

http://phuongdongauto.com/
http://​http://dankinhcachnhiet.com.vn

 

Tin tức mới cùng chủ đề