Phương đông auto

Phục vụ tất cả các ngày trong tuần


HOTLINE 24/24h : (024)85.8765.99 - 0985.546.546

0 - Giỏ hàng của tôi
Chào mừng quý khách đến với website Phuongdongauto.net. phuongdongauto.com Phương Đông Auto cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, rẻ nhất. Xin cảm ơn
Xem tin tức

2014 không còn ưu ái cho xe ô tô nội (Đăng lúc : 00:09 26/05/2014 - Số lượt xem : 2,076)

Phuongdongauto.net - Giới sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước kêu ca trước những thay đổi của hai dự luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và thuế Giá trị gia tăng. Nhất là khi họ biết sẽ không còn được bảo hộ tới 95% như hiện nay và có nguy cơ phải chịu mức thuế tăng gấp nhiều lần.

Theo dự thảo luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, từ 2004, khung thuế suất đối với ôtô sẽ được giảm từ 30-100% xuống còn 25-80%. Cụ thể: ôtô từ 5 chỗ ngồi trở xuống giảm từ 100% xuống còn 80%; 6-15 chỗ ngồi giảm từ 60% xuống còn 50%; và 16-24 chỗ ngồi giảm từ 30% xuống còn 25%, áp dụng thống nhất đối với xe nhập khẩu và sản xuất trong nước. Nhưng cùng với việc điều chỉnh thuế, Bộ Tài chính cũng đề nghị giảm mức bảo hộ xe ôtô sản xuất trong nước từ 95% xuống còn 50% vào đầu năm 2004, tức là ôtô made in Vietnam sẽ phải nộp 50% thuế tiêu thụ đặc biệt, thay vì mức 5% như hiện nay.

Sau khi tính toán, các nhà sản xuất ôtô nhận thấy việc điều chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt thực chất là giảm đối với xe ôtô nhập khẩu nguyên chiếc, nhưng lại tăng đối với xe sản xuất trong nước. Chẳng hạn một chiếc xe Matiz 5 chỗ ngồi với giá 8.900 USD hiện phải chịu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức 5% (do được bảo hộ 95%). Nhưng theo điều chỉnh thuế mới, chiếc xe này sẽ phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 40% (vào năm 2004) và 80% (năm 2005). Còn với một chiếc xe nhập ngoại, hiện phải chịu 100% thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng từ năm 2004 sẽ chỉ là 80%.

Luật thuế Giá trị gia tăng hiện hành quy định, ôtô là mặt hàng đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên không phải nộp thuế VAT ở khâu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (sản xuất và nhập khẩu). Nhưng theo dự luật mới, kể từ 2004, các nhà sản xuất ôtô sẽ phải chịu thêm thuế suất VAT 10% (ở khâu sản xuất và nhập khẩu). Đây cũng là một khó khăn cho các nhà sản xuất, nhất là khi giá tính thuế VAT theo quy định của dự luật mới lại là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt (hiện chỉ là giá bán chưa có thuế VAT, chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt). Ví dụ, một chiếc xe có giá 40.000 USD, hiện phải chịu thuế VAT là 4.000 USD, nhưng theo dự luật mới thì số tiền thuế VAT phải chịu = 10%(40.000 + thuế tiêu thụ đặc biệt).

Theo Giám đốc Tài chính của Công ty Ford Việt Nam, ông J. Barry Ashton, nếu phải nộp cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng theo sự điều chỉnh trên đây thì giá bán lẻ ôtô của hãng sẽ tăng từ 80 đến 170% so với hiện nay, kéo theo số lượng xe bán ra giảm 75-90%. “Để tăng sức cạnh tranh, doanh nghiệp phải đầu tư tăng tỷ lệ nội địa hóa nhằm giảm giá thành, nhưng nếu sức tiêu thụ giảm thì điều đó đồng nghĩa với việc đầu tư tăng tỷ lệ nội địa hóa gặp khó khăn", Phó tổng giám đốc Toyota Việt Nam Lâm Chí Quang lo lắng. Nhiều nhà sản xuất ôtô có cùng tâm trạng như ông Quang, và họ cho rằng, có lẽ chỉ còn nước duy nhất là... đóng cửa.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Thị Cúc thừa nhận, các điều chỉnh thuế sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước không kịp chuyển đổi, phải tăng giá bán, hoặc phải giảm lãi, thậm chí phải chấp nhận lỗ.

Tuy nhiên, theo bà Cúc cần phải nhìn nhận vấn đề từ hai phía. Khi các nhà sản xuất ôtô được cấp phép sản xuất tại Việt Nam, giấy phép ghi rõ sản phẩm của họ chủ yếu là để xuất khẩu; trong 10 năm phải nội địa hóa là 30%. Nếu họ xuất khẩu được nhiều thì đương nhiên không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Hơn nữa, suốt một thời gian dài, Chính phủ đã bảo hộ cho họ tới 95%, tức là chỉ phải chịu mức thuế 5%; 3% và 1,5%. Chính phủ còn thực hiện thêm các biện pháp bảo hộ khác như: cấm nhập khẩu ôtô con; yêu cầu các cơ quan dùng tiền ngân sách mua ôtô con sản xuất trong nước... để khuyến khích sản xuất. Nhưng cho đến nay, các doanh nghiệp ôtô mới chỉ thực hiện được tỷ lệ nội địa hóa cao nhất là 10%, thậm chí có đơn vị chỉ thực hiện được 3-4%, đồng thời giá bán vẫn cao chót vót.

Theo các quan chức của Bộ Tài chính, sự nuông chiều đó cần phải được dần dần cởi bỏ. Và việc điều chỉnh thuế lần này là cách gây áp lực về thuế đối với các nhà sản xuất, buộc họ phải đẩy nhanh tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành, tiến tới tăng lực cạnh tranh với ôtô nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước ASEAN.

"Các doanh nghiệp phải nhận thức rõ ràng rằng, đến năm 2005, Việt Nam sẽ phải thực hiện các cam kết quốc tế, đặc biệt là Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. Khi ấy sẽ không còn có sự phân biệt đối xử giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu, nghĩa là ôtô sẽ không còn được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Như vậy, ngành ôtô trong nước cũng chỉ còn được ưu ái trong vòng một năm nữa mà thôi", bà Cúc nhấn mạnh.

Song Linh

Tin tức mới cùng chủ đề